Bạn đang ở đây

03/07/2014

Ngày 06/06 vừa qua, VVOB đã tổ chức hội thảo tham vấn về giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non (MN) lên Tiểu học (TH). Đại diện từ các cơ quan quản lý giáo dục, viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, và đối tác cấp tỉnh cũng như các đối tác trong lĩnh vực phát triển - UNICEF, World Vision và Plan International - đã cùng đóng góp tích cực để thống nhất cách hiểu chung về giai đoạn chuyển tiếp tại Việt Nam.

Chia sẻ và thống nhất về các vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp

Tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu và những người đang làm trong ngành giáo dục có những quan điểm khác nhau về giai đoạn chuyển tiếp. VVOB Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn toàn quốc về chủ đề này nhằm cùng nhau thống nhất một cách hiểu chung về giai đoạn chuyển tiếp, hướng tới việc hỗ trợ trẻ tốt hơn. Đại biểu đến từ các cơ quan quản lý giáo dục,,cơ sở giáo dục cấp trung ương và địa phương và các tổ chức quốc tế trao đổi ý kiến về khái niệm chuyển tiếp, thảo luận về phương pháp sư phạm áp dụng ở cấp MN và xác định vai trò của cha mẹ, giáo viên và lãnh đạo nhà trường trong việc hỗ trợ trẻ ở giai đoạn chuyển tiếp. Tại hội thảo, tổ chức VVOB Việt Nam đã giới thiệu khung lý thuyết của các mô hình chuyển tiếp quốc tế đã và đang được áp dụng. Bên cạnh đó, những ví dụ cụ thể về việc hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam như mô hình của Tổ chức Plan International và chương trình thí điểm giáo dục song ngữ do UNICEF và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp thực hiện, cũng được chia sẻ, giúp đại biểu hội thảo có cái nhìn sâu hơn về các vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp từ những góc độ khác nhau.

Các đại biểu tham dự hội thảo đồng tình rằng dù vấn đề chuyển tiếp đã được đề cập trong vòng 20 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết cặn kẽ và cần có hướng giải quyết tốt hơn. Trong buổi hội thảo, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về vai trò của từng bên liên quan trong việc hỗ trợ trẻ chuyển tiếp từ MN lên TH. Hội thảo thống nhất rằng có thể đưa ra ba sự can thiệp chính đểgiúp giai đoạn chuyển tiếp của trẻ em hiệu quả hơn. Đó là:

  1. Tăng cường mối liên kết giữa trường MN và TH và cha mẹ.
  2. Đề cập đến chủ đề chuyển tiếp một cách cụ thể hơn trong Chương trình đào tạo Giáo viên MN và TH.
  3. Tăng cường kỹ năng cho cha mẹ để họ hỗ trợ trẻ tốt hơn trong giai đoạn chuyển tiếp.

Xây dựng mô hình chuyển tiếp tại Việt Nam

VVOB Việt Nam và các đối tác ở tỉnh hướng tới việc xây dựng một mô hình tiếp cận toàn diện đối với giáo viên (bao gồm cả các giáo viên tương lai), lãnh đạo nhà trường và cha mẹ học sinh để giải quyết tốt hơn các vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp từ MN lên TH.

Trong mô hình này, lãnh đạo nhà trường của hai cấp MN và TH cần đảm bảo sự phối hợp tốt hơn giữa hai cấp, đặc biệt đối với các vấn đề về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ. Trường MN cần hiểu rõ trẻ được mong đợi gì khi các em chuyển tiếp từ trường MN lên trường TH. Trường MN có thể thực hiện các sáng kiến để giảm nhẹ quá trình thay đổi bằng cách từng bước giới thiệu đến trẻ những thay đổi sẽ diễn ra, lưu ý đến sự thoải mái của trẻ trong quá trình này, cho trẻ dần làm quen với môi trường TH (ví dụ cho trẻ tham quan lớp học ở bậc TH).

Các giáo viên TH, đặc biệt là giáo viên lớp 1, cần luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ làm quen với mọi thay đổi, ví dụ môi trường học mới và cách học chuyển từ học tập tình cờ sang học tập có chủ ý. Điều này cho thấy giáo viên lớp 1 cần biết kết hợp vai trò của người chăm sóc với vai trò của người giảng dạy.

Ở Việt Nam, hệ thống trường học thường được coi là môi trường khép kín, nơilãnh đạo nhà trường và giáo viên chiếm một vị thế quan trọng. Tuy nhiên, sự tham gia của cha mẹ học sinh ngày càng được nhìn nhận là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ mang lại cơ hội học tập cho trẻ nhỏ, cả trong môi trường lớp học và môi trường gia đình. Trong Chương trình Giáo dục của VVOB Việt Nam giai đoạn 2008-2013, Hội Phụ nữ và VVOB đã phối hợp phát triển mô hình Câu lạc bộ Giáo dục và Đời sống nhằm mục đích tăng cườngkỹ năng làm cha mẹ cho các bậc phụ huynh. Đây được coi là một điển hình tốt và đã được Trung Ương Hội LHPN nhân rộng ra một số tỉnh khác. Thông qua những câu lạc bộ này, các thầy cô giáo và hiệu trưởng các trường có thể:

  • Hỗ trợ cha mẹ để họ giáo dục con cái tốt hơn
  • Hiểu rõ hơn về môi trường ở nhà của trẻ.

Những giáo viên MN và TH tương lai cần được trang bị kiến thức và kỹ năng về việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp. Các trường ĐH/CĐ Sư phạm có thể chuẩn bị cho sinh viên bằng cách đưa chủ đề chuyển tiếp vàochương trình giảng dạy, thông qua việc lồng ghép vào các môn học liên quan hiện nay hoặc đưa nó thành một nội dung cho các hoạt động ngoại khoá.

Bước tiến nhỏ - nền tảng vững chắc

Hội thảo tham vấn toàn quốc đã đạt được các mục tiêu đề ra, là điểm khởi đầu và là nền tảng vững chắc để VVOB Việt Nam tiếp tục phát triển chương trình Giáo dục MN-TH, chú trọng đến giai đoạn chuyển tiếp.

Bà Dương Thị Kim Út công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Phổ Yên, Thái Nguyên chia sẻ: “Hội thảo rất thú vị. Đây là cơ hội cho chúng tôi chia sẻ về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải, điều mà trước kia chúng tôi chưa có được. Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm cách giải quyết những khó khăn”. Bà Lê Thị Kim Ánh đến từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết “Các bài trình bày tại Hội thảo thực sự lý thú và hữu ích. Trên thực tế, chúng tôi cảm thấy có khoảng cách giữa trường MN và TH. Các giáo viên TH rất ít quan tâm tới việc các giáo viên MN dạy ra sao và trẻ đã học được gì ở trường MN". Với cương vị là Phó Trưởng phòng Giáo dục TH của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, bà Ánh coi hội thảo là một chất xúc tác để thay đổi cách làm của mình trong một số công việc cho tới nay. Bà Ánh mong muốn giáo viên TH chú ý tới chương trình dạy học của MN hoặc tiến hành việc bàn giao giữa hai cấp MN và TH theo một cách khác.