Bạn đang ở đây

 
Children in their way to preschool in rural area of central Vietnam

Chương trình giáo dục mầm non (2017-2021) (thời lượng: 1 phút)

Tên chương trình: Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống
Phạm vi hoạt động: các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi
Giai đoạn triển khai: 2017 – 2021
Kinh phí: € 4,142,000
Nhà tài trợ: Bỉ
Trọng tâm: Phát triển năng lực cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường; Tính công bằng và bình đẳng

Thách thức

Mặc dù tỉ lệ trẻ mầm non được đến trường ở Việt Nam đang ở mức cao nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo chất lượng. đặc biệt là các tỉnh miền Trung như Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi, nơi tập trung nhiều hộ nghèo, dân tộc thiểu số,và  thường xuyên gánh chịu thiên tai. Chính sách nhà nước và những nguồn tài trợ hiện có chú trọng nhiều hơn đến phổ cập giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở, vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở những khu vực khó khăn vẫn là một vấn đề cần được quan tâm.

Một quan ngại lớn đối với  giáo dục mầm non ở Việt Nam là thiếu sự thoải mái và tham gia của một số trẻ đối với các hoạt động lớp học. Điều này hạn chế việc học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ ở tất cả các lĩnh vực phát triển. Mặc dù có bằng cấp nghiệp vụ phù hợp, phần lớn giáo viên mầm non còn hạn chế về kỹ năng và  phương pháp sư phạm phù hợp với giáo dục mầm non. Lộ trình phát triển nghiệp vụ sự phạm cho giáo viên và lãnh đạo nhà truờng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều khó khăn.

Mục tiêu

Giáo viên mầm non ở những huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền Trung như Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi  đuợc xây dựng năng lực để nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi.

Đối tác

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Cục Nhà giáo và Quản lí Cơ sở Giáo dục
    • Vụ Giáo dục Mầm non
  • Sở Giáo dục và Đào tạo 3 tỉnh

Đối tượng

  • 81 cán bộ ngành giáo dục
  • 3,400 giáo viên mầm non
  • 570 cán bộ quản lý mầm non
  • 62,000 trẻ em

Phương pháp tiếp cận

Chương trình tập trung vào hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường về giáo dục mầm non ở ba tỉnh khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống ở miền Trung Việt Nam.

Chương trình được xây dựng dựa trên 3 lĩnh vực chính

  • Xây dựng  năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc quan sát trẻ theo quá trình
  • Tăng cường vai trò của giáo viên và lãnh đạo nhà trường trong việc giải quyết rào cản đối với việc học tập và sự tham gia của trẻ, đảm bảo mức độ học sâu cho tất cả trẻ em.
  • Củng cố công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non dựa theo nhu cầu do trường chủ trì trong việc quan sát trẻ theo quá trình và giải quyết các rào cản đối với việc học tập và tham gia của trẻ.

Chương trình góp phần triển khai chiến lược bền vững về quan sát trẻ theo quá trình và giải quyết các rào cản đối với việc học tập và tham gia của trẻ mầm non, đặc biệt ở các vùng khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống.

 

Sau khi kết thúc chương trình:

Các Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi sẽ có năng lực để:

  • bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về quan sát trẻ theo quá trình
  • hỗ trợ cán bộ lãnh đạo nhà trường trong việc triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  trong công tác quan sát trẻ theo quá trình
  • củng cố năng lực giáo viên và lãnh đạo nhà trường trong việc giải quyết các rào cản (giới tính, môi trường, ngôn ngữ, đa dạng văn hóa xã hội hoặc những nhân tố khác) và thiết lập môi trường học tập hiệu quả.
  • hỗ trợ giáo viên và lãnh đạo nhà trường trong việc thiết lập cộng đồng học tập và chia sẻ phản hồi theo cụm
  • lập kế hoạch, truyền thông, tài liệu hoá, điều chỉnh và vận động công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về quan sát trẻ theo quá trình và giải quyết các rào cản đối với việc học tập và tham gia của trẻ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến rộng rãi cách tiếp cận của chương trình để các tỉnh khác có thể tham khảo áp dụng.

Để đạt được những mục tiêu này, VVOB Việt Nam sẽ phát triển năng lực cho các đối tác giáo dục. VVOB sử dụng các lộ trình phát triển năng lực để tối ưu hóa trách nhiệm của đối tác về việc thực hiện và quản lý sự thay đổi. Chương trình đuợc thực hiện với sự hỗ trợ kĩ thuật từ đội ngũ cán bộ của VVOB bao gồm các chuyên gia giáo dục và quản lí thay đổi cả trong nước và quốc tế.