Bạn đang ở đây

Career Guidance Programme
Tên chương trình: Phổ biến cách tiếp cận Hướng nghiệp lấy người học làm trung tâm và có nhạy cảm giới cho học sinh trung học tại Việt Nam
Địa bàn hoạt động: ở cấp trung ương + 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi
Thời gian thực hiện: 2011 – 2015
Ngân sách: €768,842 (cho giai đoạn 2011-2013) - €364,000 (cho giai đoạn 2014-2015)
Nhà tài trợ: Chính phủ Liên bang Bỉ (DGD)
Các chủ đề chính: Giáo dục trung học, Phát triển giáo viên, Quản lí trường học, Hỗ trợ chiến lược

Bối cảnh

Từ lâu nay, hướng dẫn chọn nghề và ngành học đã bị lãng quên trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Hệ lụy là các em học sinh không có những lựa chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp. Sự lựa chọn của các em không dựa trên năng lực của bản thân. Một phần là do nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của công tác dạy nghề. Ngoài ra định kiến giới vẫn tồn tại trong các lựa chọn nghề nghiệp.

Mục tiêu

Cộng đồng, cán bộ quản lí và giáo viên trung học nâng cao chất lượng và tính phù hợp của hoạt động hướng nghiệp.

Đối tác

Đối tác chiến lược

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đối tác thực hiện

  • Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục (Cục NG&CBQLCSGD)
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN VN)
  • Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Nam
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (Hội LHPN tỉnh) Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi

Các hoạt động

Chương trình hướng tới 4 kết quả:

  • Tại cấp tỉnh, VVOB hỗ trợ các Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động hướng nghiệp lấy học sinh trung tâm và có nhạy cảm giới trong giáo dục trung học.
  • VVOB hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn các hội LHPN cấp tỉnh trong hoạt động hướng nghiệp.
  • Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động định hướng giáo dục cho con cái. Vì vậy VVOB hỗ trợ các Hội LHPN tỉnh tăng cường các kỹ năng của cha mẹ trong việc hướng dẫn con em chọn con đường học tập và nghề nghiệp.
  • Ngoài ra, VVOB còn hợp tác với các đối tác cấp trung ương để tăng phạm vi của các hoạt động hướng nghiệp: phối hợp với Cục NG&CBQLCSGD, Bộ GD&ĐT bồi dưỡng về hướng nghiệp cho cán bộ quản lí trường học và các giáo viên.

Các kết quả đã đạt được

Các kết quả chính đạt được trong giai đoạn 2011-2013:

  • Xây dựng tầm nhìn về hướng nghiệp của 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Nam; và tổ chức hội thảo toàn quốc để xác nhận tầm nhìn.
  • Tập huấn giảng viên nguồn (80 người) về hướng nghiệp.
  • Bồi dưỡng cho 2.700 cán bộ quản lí, giáo viên (579 trường THCS và 140 trường THPT tại 2 tỉnh). Hầu hết các giáo viên trung học chưa bao giờ được tập huấn về chủ đề này. Các học viên sau đó giới thiệu nội dung hướng nghiệp cho 280.000 học sinh THCS và 185.000 học sinh THPT.
  • Rà soát và cập nhật các tài liệu giảng dạy về hướng nghiệp. Các chủ đề bao gồm: hướng nghiệp, quản lí hoạt động hướng nghiệp, kĩ năng tư vấn cá nhân.
  • Bồi dưỡng cho 70 cán bộ của Hội LHPN nâng cao nhận thức của cha mẹ và học sinh về tầm quan trọng của hướng nghiệp và dạy nghề (2012-2013). Sau đó các cán bộ này tham gia bồi dưỡng cho 900 thành viên của Hội LHPN. Gần 100 chủ nhiệm các câu lạc bộ địa phương của Hội LHPN tại 5 tỉnh tiếp cận tới khoảng 3.000 cha mẹ. Vào năm 2013, Hội LHPN Việt Nam đã coi hướng nghiệp là một chủ đề quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng làm cha mẹ. Hướng nghiệp là một nội dung của Chương trình quốc gia ‘Năm triệu bà mẹ’ của Hội LHPN Việt Nam.

Các kết quả chính đạt được trong giai đoạn 2014-2015:

  • Nội dung Hướng nghiệp đã được đưa vào Kế hoạch thực hiện của ngành giáo dục sau năm 2015 của 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Nam.
  • Tài liệu về Hướng nghiệp đã nhân rộng trên phạm vi toàn quốc thông qua nhiều kênh khác nhau và ở các mức độ khác nhau: các khóa tập huấn toàn quốc, chương trình của Hội LHPN Việt Nam, trên trang web do Bộ GD&ĐT phối hợp với Viettel xây dựng (300.000 giáo viên và 2.700.000 học sinh có thể truy cập), cũng như các trường học tại địa phương.
  • Hơn 700 giáo viên được bồi dưỡng trực tiếp về hướng nghiệp. Hơn 4.000 người (từ Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trường học) tham gia vào các sự kiện hướng nghiệp.
  • Khoảng 2.700 cha mẹ - thành viên của các câu lạc bộ Giáo dục và Đời sống của hội LHPN đã nâng cao nhận thức và kĩ năng hướng nghiệp.
  • Ở cấp trung ương, 60 giảng viên cốt cán của Hội LHPN Việt Nam đã được bồi dưỡng. Họ đã bồi dưỡng cho 420 người điều hành các câu lạc bộ làm cha mẹ, mang lại lợi ích cho hơn 200 câu lạc bộ tại 14 tỉnh.