Bạn đang ở đây

19/10/2017

Cách tiếp cận hiệu quả và thiết thực nhằm giúp trẻ học tập tốt hơn ở các trường mầm non Việt Nam

VVOB Việt Nam và Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum đang hợp tác để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống tại miền Trung Việt nam

Sự hơp tác lâu dài này dựa trên kết quả của nghiên cứu thực nghiệm, đã kiểm chứng được một phương pháp tiếp cận giúp giáo viên có thể quan tâm đến tất cả trẻ trog lớp của mình. Phương pháp tiếp cận này gọi là Quan sát trẻ theo quá trình đã chứng mình được tính hiệu quả và thiết thực trong bối cảnh các trường mầm non tại Việt Nam. Bằng việc quan sát trẻ trong lớp, giáo viên có thể xác định được mức độ thoải mái và tham gia của trẻ. Thông qua các chỉ số, giáo viên có thể nhận biết phạm vi tác động của phương pháp giảng dạy của mình lên trẻ… nói cách khác, đó là phạm vi học tập của trẻ. Giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp dạy bằng các hoạt động học tích cực để trẻ có thể thực hành nhiều hơn, từ đó trẻ có thể học ở mức độ sâu và phát triển toàn diện.

“Bây giờ tất cả trẻ trong lớp đều có cơ hội được chơi và tham gia vào các hoạt động trong lớp” (Giáo viên trường mầm non Chaval-Zuoich tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Bài phỏng vấn, tháng 6/2017)

Quan sát việc học tập của 519 trẻ tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Từ tháng 12/2015, đến tháng 06/2016, nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trên 16 lớp tại 8 trường mầm non thuộc 3 tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam (TP. Thái Nguyên và huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Nam Giang thuộc tỉnh Quảng Nam). Các trường được lựa chọn dựa trên số trẻ người dân tộc thiểu số. 519 trẻ được quan sát thuộc 14 dân tộc khác nhau, trong đó có dân tộc Kinh (231 trẻ), Cơ Tu (137 trẻ), Tày (65 trẻ), H’Mông (37 trẻ) và các dân tộc khác (49 trẻ). Các em là học sinh tại các điểm trường chính hoặc điểm trường lẻ [1], lớp đơn hoặc lớp ghép [2]8 cán bộ quản lí nhà trường tham gia vào nghiên cứu đồng thời tạo điều kiện để 40 giáo viên cùng thực hành phương pháp tiếp cận mới này. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ từ 8 giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên và 4 cán bộ ngành giáo dục cấp huyện và cấp tỉnh.

Giáo viên thực hành giáo dục hòa nhập

Trong suốt 6 tháng, giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường, các giảng viên và cán bộ ngành giáo dục đã cùng nhau thực hiện nghiên cứu này qua 6 bước:

  • Bước 1: tập huấn đợt 1 về kỹ năng quan sát trẻ và phát triển kế hoạch thực hành quan sát lớp lần thứ nhất
  • Bước 2: giáo viên thực hành quan sát lớp lần thứ nhất với sự hỗ trợ của giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên.
  • Bước 3: tập huấn lần 2 về cách phân loại mức độ học tập của trẻ (Màu Xanh: đang học tốt, Màu Cam: có nguy cơ không học được và cần có sự quan tâm, Màu Đỏ: cần quan tâm và đòi hỏi phải hành động tức thì). Sau đó giáo viên sẽ đối chiếu dựa trên các rào cản ảnh hưởng đến việc học tâp và tham gia của trẻ. Nếu trong giai đoạn đầu, giáo viên nhận thấy đặc điểm riêng của trẻ là rào cản (ví dụ: tính cách, hoàn cảnh gia đình, khả năng tư duy, kỹ năng xã hội hạn chế…), sự tập trung sẽ hướng đến rào cản về xã hội (ví dụ: môi trường lớp học, bản chất của hoạt động, sự tương tác, kỳ vọng đối với trẻ…). Từ những phát hiện đó, dựa trên nhu cầu và sở thích của trẻ, giáo viên sẽ tìm hiểu thêm những hành động có thể áp dụng để giảm thiểu những rào cản này và soạn thảo đươc “kế hoạch hành động”.
  • Bước 4: giáo viên áp dụng kế hoạch hành động tại lớp với sự hỗ trợ của VVOB và giảng viên từ trường đại học KdG (Bỉ) – các chuyên gia về phương pháp tiếp cận này. (link to partner’s page)
  • Bước 5: tại hội thảo, giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường và cán bộ ngành giáo dục sẽ cùng ngồi lại và đối chiếu các kết quả của lần quan sát lớp thứ 2 (tháng 03/2016) theo quan điểm riêng của mình và của các đồng nghiệp.
  • Bước 6: dựa trên sự đối chiếu và hướng dẫn của VVOB, giáo viên sẽ đưa ra kế hoạch hành động cuối cùng và thực hiện thông qua các hành động các khau để tạo điều kiện cho trẻ được học tập ở mức độ sâu… Kết quả cho thấy cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ tăng rõ rệt.

Kết quả: 71% trẻ được quan sát có mức độ thoải mái và tham gia tăng

Trong quá trình quan sát lớp, giáo viên chấm điểm từng trẻ [3].

“Trước đây, tôi thường quan sát cả lớp và luôn nghĩ bọn trẻ đang học tốt. Bây giờ quan sát từng trẻ, tôi nhận ra rằng một vài trẻ đang gặp vấn đề.” (Giáo viên tại trường mầm non Chaval-Zuoich, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Bài phỏng vấn, tháng 6/2017)

Giữa lần quan sát đầu tiên vào tháng Một và lần quan sát sau cùng vào tháng Năm, giáo viên nhận thấy 71% trẻ có sự gia tăng mức độ tham gia và cảm giác thoải mái. 27% trẻ không có tiến bộ và 2% trẻ có mức độ tham gia và cảm giác thoải mái giảm. Vào tháng Một, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ được đánh giá là “đang học được” (nhóm màu xanh). Tỉ lệ này là 2/3 vào tháng Năm.

“Tôi biết rằng những thay đổi trong cách dạy của mình đã tạo ra những thay đổi tích cực đối với trẻ.” (giáo viên trường mầm non Chaval-Zuoich, huyện Nam Giang,tỉnh  Quảng Nam, Bài phỏng vấn, tháng 6/2017)

Dữ liệu quốc gia [4] chỉ ra sự khác biệt đáng kể về giới và dân tộc trong học tập ở trẻ em Việt Nam đồng thời mức độ thoải mái và sự tham gia của tất cả trẻ em cũng có sự gia tăng. Tuy nhiên, sự chênh lệch vẫn còn tồn tại, ngay cả khi sự phân biệt đã giảm xuống sau khi tham gia vào nghiên cứu thực nghiệm này.

  • Trẻ em thuộc nhóm dân tôc đa số thường được đánh giá cao hơn so với trẻ em dân tộc thiểu số. Ví dụ như ở Nam giang, trẻ em dân tộc Kinh được đánh giá cao hơn so với trẻ em dân tộc Cơ Tu (theo thứ tự, 30% và 17% vào tháng Một, 72% và 56% vào tháng Sáu).
  • Ở cả 3 huyện, trẻ em trai thường được đánh giá có nguy cơ cao hơn so với trẻ em gái về mức độ thoải mái và sư tham gia

Thay đổi dài lâu

Giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường tham gia vào nghiên cứu thực nghiệm này đã chứng tỏ được động lực và sự cam kết để duy trì phương pháp tiếp cận này tại nơi làm việc của mình. Cán bộ giáo dục cấp huyện và cấp tỉnh cũng đang dần dần phổ biến phương pháp quan sát trẻ theo quá trình này đồng thời xem đây là nền tảng thiết thực và hữu ích đối với việc học tập của trẻ.

“Dự án này đã tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục, đối với giáo viên, trẻ em, cán bộ quản lí nhà trường và cả cha mẹ học sinh.” (Phó hiệu trưởng tại trường mầm non Tabhing-Tà Poo, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Bài phỏng vấn, tháng 6/2017)

Trong 5 năm (2017-2021), VVOB sẽ hỗ trợ Sở GD&ĐT tại 3 tỉnh miền Trung Việt Nam để giới thiệu phương pháp này đến 3,400 giáo viên mầm non với sự hỗ trợ của 570 cán bộ quản lí. Chương trình sẽ hỗ trợ 62,000 trẻ em (65% trẻ người dân tộc thiểu số) thuộc 22 huyện khó khăn tại 3 tỉnh này. Ngoài quan sát lớp, một nghiên cứu khác sẽ được thực hiện để theo dõi tác động của phương pháp này lên sự phát triển của những trẻ đã tham gia vào chương trình này.

_______________________

[1] Lớp điểm lẻ là lớp nằm ngoài khuôn viên của trường chính, thường tọa lạc ở các bản làng xa xôi, hẻo lánh

[2] Lớp ghép là lớp có nhiều trẻ em ở nhiều độ tuổi cùng học chung 1 lớp

[3] Thực hiện quan sát 513 trên tổng số 519 trẻ, vì 6 trẻ đã nghỉ học tạm thời

[4] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013). Công cụ theo dõi phát triển của trẻ (EDI) tại Việt Nam năm 2013. Hà Nội: Golden sky. Tổng cuc thống kê (2011). Giáo dục tại Việt Nam: phân tích các chỉ số chính. Trích từ http://vietnam.unfpa.org/sites/asiapacific/files/pub-pdf/5_Monograph-Education.pdf