Bạn đang ở đây

19/10/2017

Từ tháng 12/2015 đến tháng 06/2016, VVOB đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm cùng với  giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường có trẻ em từ nhiều dân tộc tại huyện Võ Nhai (Tỉnh Thái Nguyên) và huyện Nam Giang (Tỉnh Quảng Nam). Bằng việc quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ, giáo viên có thể xác định  những rào cản ảnh hưởng đến việc học tập và từ đó có những tác  động thích hợp  để cải thiện việc học của trẻ.  Một năm sau đó, giáo viên  và cán bộ quản lí đã chia sẻ một số thay đổi tích cực trong việc dạy học và công tác quản lí trường mầm non như sau.

VVOB: Cách dạy học/quản lí trường mầm non và việc học của trẻ đã có những sự thay đổi nào đánh kể sau khi tham gia Nghiên cứu thực nghiệm?

Zơ Râm Thị Nguyệt, cô giáo tại trường mầm non Chaval-Zuoich, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Ban đầu, tham gia nghiên cứu thực nghiệm này cũng khá vất vả vì có nhiều thủ tục giấy tờ làm cho công việc nhiều hơn. Vì vậy mà thời gian đầu tôi cảm thấy khá mệt mỏi.

Điều đầu tiên tôi thấy mình thay đổi là trong cách sử dụng các vật liệu: tôi sử dụng nhiều “vật liệu sẵn có” xung quanh chúng ta, như là lá cây, viên sỏi… Những vật liệu này khiến trẻ cảm thấy thích thú và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động so với trước đây. Ngoài sự tham gia, cảm giác thoải mái của trẻ cũng tăng lên rõ rệt. Tôi rất vui và tôi biết rằng những thay đổi trong cách dạy của mình đã tạo ra những thay đổi tích cực đối với trẻ. Một điều nữa là trong lớp, cô giáo không cần phải làm việc nhiều như trước, bởi vì phần lớn các hoạt động đều do trẻ tự làm…

Phạm Thị Lệ Hoa, phó hiệu trường trường mầm non Tabhing-Tà Poo, Nam Giang, Quảng Nam

Dự án này đã tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục: đối với cha mẹ học sinh, giáo viên, trẻ và cả cách quản lí (đối với cán bộ quản lí). Thay đổi rõ rệt nhất phải kể đến cách quản lí nhà trường. Cán bộ quản lí đã thay đổi cách làm việc, tư duy và cách hướng dẫn giáo viên. Trước khi tham gia vào nghiên cứu này, cán bộ quản lí nhà trường chỉ tâp trung vào kết quả trẻ làm được gì. Nhưng sau khi tham gia nghiên cứu, họ đã chú ý hơn đến quá trình phát triển của trẻ và tập trung vào việc dạy học của giáo viên.

Một thay đổi khác đó là đối với trẻ. Nhờ tham gia vào nghiên cứu, giáo viên đã sử dụng những kỹ năng giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động, chứ không chỉ tập trung vào kết quả thực hiện hoạt động của trẻ. Các hoạt động trên lớp bây giờ là lấy trẻ làm trung tâm.

VVOB: Nếu phải tóm tắt kinh nghiệm của mình từ viêc tham gia vào nghiên cứu thực nghiệm này trong 1 hoặc 2 câu, cô sẽ nói điều gì?

Zơ Râm Thị Nguyệt, giáo viên

Trước hết, chất lượng học tập của trẻ đã được cải thiện rất nhiều. Thứ hai, trẻ yêu cô nhiều hơn trước. Cuối cùng, cô cũng yêu trẻ nhiều hơn và cũng yêu nghề hơn.

Trước đây, không có đủ đồ chơi cho tất cả trẻ cùng chơi. Vì vậy chỉ 2 hoặc 3 trẻ được chơi, còn các bạn khác chỉ ngồi nhìn. Nhưng từ khi chúng tôi sử dụng các vật liệu sẵn có, trẻ nào cũng có cơ hội chơi và tham gia vào tất cả các hoạt động.

Phạm Thị lệ Hoa, phó hiệu trưởng

Thay đổi quan trọng nhất là trước đây mối liên hệ giữa cha mẹ học sinh và cô giáo không được gần gũi và cha mẹ cũng không nhận ra được tầm quan trọng của trường mầm non. Họ nghĩ rằng trường mầm non chỉ là nơi chăm sóc trẻ. Nhưng bây giờ, họ đã nhận ra được rằng trường mầm non còn là nơi trẻ có thể học tập và phát triển.